Quảng Ninh Comic Club
Cùng lạc bước vào một thế giới truyện tranh bạn nhé ^^
Quảng Ninh Comic Club
Cùng lạc bước vào một thế giới truyện tranh bạn nhé ^^
Quảng Ninh Comic Club
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Quảng Ninh Comic Club


 
Trang ChínhGalleryLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Chúc bạn có thời gian vui vẻ cùng với QNCC!

 

 Điện thoại di động và nền công nghiệp truyện tranh Nhật Bản

Go down 
Tác giảThông điệp
DK-kun
ANBU


ANBU
DK-kun


Dream Dream
Nam
Tổng số bài gửi : 635
Age : 33
Đến từ : Hl city
Job/hobbies : -‘๑’-The Police Acedemy -‘๑’- †The Economic Police†
Humor : † Water †
QN$ : 9386
Danh tiếng : 4

Registration date : 24/01/2009 My pet : Điện thoại di động và nền công nghiệp truyện tranh Nhật Bản 1519-2
Name : [♥] R¥öºĦĕ¥[♥]
HP : Điện thoại di động và nền công nghiệp truyện tranh Nhật Bản H6
INT : Điện thoại di động và nền công nghiệp truyện tranh Nhật Bản 51

Điện thoại di động và nền công nghiệp truyện tranh Nhật Bản Empty
Bài gửiTiêu đề: Điện thoại di động và nền công nghiệp truyện tranh Nhật Bản   Điện thoại di động và nền công nghiệp truyện tranh Nhật Bản EmptyThu Jul 22, 2010 10:13 am

- Sau tiểu thuyết, giờ đây truyện tranh (manga) đang trở thành trào lưu mới của những người dùng điện thoại di động (ĐTDĐ) tại Nhật Bản.

Tính đến tháng 3.2008, ngành công nghiệp truyện tranh Nhật Bản đã thu được 32,9 tỉ yen lợi nhuận từ việc xuất bản manga trên ĐTDĐ, tăng 43% so với cùng kỳ năm ngoái, một doanh số mơ ước khi lần đầu tiên dịch vụ này ra mắt người tiêu dùng vào năm 2003.

Trong khi lợi nhuận của thể loại truyện tranh đăng trên tạp chí và sách đang giảm rõ rệt từ 586 tỉ yen (năm 1995) xuống còn 448 tỉ yen (năm 2008), nhiều nhà nghiên cứu đã phong
truyện tranh trên ĐTDĐ là "cú hích" cho nền công nghiệp manga nước này.

"Hiện tại, truyện tranh trên ĐTDĐ là hình thức duy nhất đang tăng trưởng về doanh thu",
Shinichi Yoshizawa - Giám đốc Trung tâm Phát triển kinh doanh điện tử Kodansha, một trong những nhà xuất bản sách, báo và manga hàng đầu của Nhật Bản - cho biết.

Không có con số cụ thể nhưng người ta ước tính rằng manga ĐTDĐ chiếm khoảng 10% doanh thu của các nhà xuất bản và con số này đang có chiều hướng tăng nhanh.

Người đọc hứng thú với thể loại này bởi sự tiện lợi và chi phí phải chăng của nó. Như Eiko Moori, cô thích manga trên ĐTDĐ bởi vì "tôi có thể đọc nó trong lúc đi tàu". Một số người khác lại cho rằng, những hình ảnh trong truyện tranh trở nên đặc biệt ưa nhìn trên nền tối của màn hình điện thoại.

Theo Yusuke Nakabayashi - một nhân viên truyền thông tại trung tâm nghiên cứu Nomura, mạng di động công nghệ cao của Nhật Bản là một yếu tố rất quan trọng cho thành công của manga trên điện thoại. Mạng di động 3G hiện đang được phủ sóng gần như 100% lãnh thổ Nhật Bản, cung cấp cho khách hàng tốc độ truy cập Internet cao.

Các máy ĐTDĐ đều có màn hình độ phân giải lớn và đặc biệt là phần mềm chuyên dụng cho việc đọc truyện tranh, cho phép người đọc có thể phóng to, thu nhỏ... một cách linh hoạt những hình ảnh trên màn hình ĐTDĐ.

Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích cho rằng, nguyên nhân lớn nhất của làn sóng manga trên ĐTDĐ là thành công trong việc thu hút khách hàng nữ giới. Điều này thể hiện rõ nhất trên bảng xếp hạng các bộ truyện tranh được ưa thích nhất trên ĐTDĐ - tất cả đều là truyện liên quan đến tình cảm lãng mạn.

"Điều này không tiện lắm để công khai, nhưng những bộ truyện được nhiều người xem nhất trên các mạng đi động đều có nội dung người lớn, thích hợp cho nữ giới, bao gồm những câu chuyện tình cảm, có hình vẽ "mát mẻ", Nakabayashi cho biết.

Một cách hiểu đơn giản hơn là, việc phụ nữ Nhật Bản không muốn bị bắt gặp đang đọc những manga dạng đó tại những nơi công cộng, đã giúp truyện tranh trên ĐTDĐ phát triển bởi vì, khác với tạp chí hay sách giấy, loại hình này cho phép người đọc nữ có thể thưởng thức những gì mình thích một cách riêng tư nhất. Yukata Tashiro - giám đốc của Shueisha, một nhà xuất bản truyện tranh hàng đầu khác của Nhật Bản - ước tính 70% độc giả của manga trên ĐTDĐ là nữ giới.

Nhiều chuyên gia cho rằng, tương lai của nền công nghiệp truyện tranh dựa vào ĐTDĐ hơn là trên giấy. Nếu có một sự trở ngại nào thì có lẽ nó chỉ đến từ chính các nhà xuất bản. Những công ty hàng đầu trong nền công nghiệp truyện tranh Nhật Bản như Kodansah, Shueisah và Shogakukan chỉ chấp nhận đưa lên mạng di động những bộ manga đã từng xuất bản trên tạp chí và sách trước đây, chứ không phải là những nội dung mới.

Chu trình truyền thống của mỗi bộ truyện tranh tại Nhật bao gồm được đăng tải lần đầu theo nhiều kỳ trên một tạp chí truyện tranh nhất định, sau đó sẽ được xuất bản thành sách nếu có tỉ lệ người đọc cao. Nếu tiếp tục được ưa thích, bộ truyện đó sẽ được chuyển thành phim hoạt hình, phim điện ảnh, phim truyền hình, trò chơi video và giờ đây là cả đăng tải trên ĐTDĐ nữa. "Các nhà xuất bản không muốn phá vỡ trình tự truyền thống này" - Nakabayashi cho biết.

Tuy nhiên, không phải mọi ý kiến đều ủng hộ cho manga trên ĐTDĐ. Nhiều người phàn nàn rằng, trên màn hình nhỏ bé của ĐTDĐ, một số ý đồ của hoạ sĩ không được chuyển tải hết. Đó chính là một trong những lý do mà hầu hết độc giả nam giới đều trung thành với manga giấy.

"Manga được in trên giấy tạo hiệu quả hình ảnh đặc biệt... lại cho phép người đọc có thể giở qua giở lại, điều mà người dùng ĐTDĐ không thể có được", ông Rokuda - một giáo sư tại khoa Manga, Đại học Kyoto Seida, đồng thời là một hoạ sĩ truyện tranh - giải thích.

Về Đầu Trang Go down
https://qncc.forumvi.com
 
Điện thoại di động và nền công nghiệp truyện tranh Nhật Bản
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Nhật Ký của 1 anh bán điện thoại
» Comiket 76 (Hội chợ truyện tranh nghiệp dư ) gợi cảm hơn bao giờ hết
» Siêu xe và truyện tranh Nhật Bản
» Bảng xếp hạng truyện tranh Nhật Bản từ ngày 4 đến ngày 10 tháng 10
» Nữ họa sĩ vẽ truyện tranh xinh đẹp hơn cả nhân vật trong tranh

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Quảng Ninh Comic Club  :: Manga :: Thông tin Manga-
Chuyển đến